Pages

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Ứng dụng của thước Lỗ Ban vào trong đo đạc nhà cửa, nội thất

 
Thước Lỗ Ban là một dụng cụ không thể thiếu trong các công trình xây dựng, nó giúp người dùng đo đạc đồ vật, thiết kế nhà cửa đúng kích thước hợp với mang lại sự hài lòng nhất đến với gia chủ. Dưới đây là những thông tin cơ bản và cách sử dụng cây thước này bạn nên quan tâm:
 
 
1. Ý nghĩa
 
Lỗ Ban được mệnh danh là cụ tổ của nghề mộc, ông thường nghiên cứu về các vấn đề diễn ra xung quanh con người, sự tương tác giữa con người và vũ trụ. Đúc kết từ những kinh nghiệm của mình ông đã tạo nên những khoảng cách có kích thước không gian thể hiện sự sinh tồn, mối tương quan giữa cuộc sống con người và vũ trụ, từ đó thước thước Lỗ Ban ra đời.
 
Chiều dài đơn vị tính theo thước kí hiệu bằng chữ "L", ứng với mỗi L chia làm 8 cung lớn thể hiện ý nghĩa tương ứng khác nhau.
 
Ý nghĩa của cây thước rất quan trọng, có tính quyết định cao trong phong thủy. Cụ thể nếu như bạn xây dựng được một ngôi nhà đúng hướng, cất ngày đúng ngày thì mọi sự lựa chọn ấy chỉ mang tính tương đối, ước lượng. Còn kích thước là một con số chính xác, cụ thể nếu bạn chọn sai không đúng với thước Lỗ Ban những chuẩn mực mà cái gọi là hướng nhà đẹp, ngày lành tháng tốt sẽ bị phá vỡ, thậm chí còn khiến bạn gặp xui xẻo, kém may mắn.
 
Thước Lỗ Ban được chia thành 3 loại:
 
-Loại có chiều dài 520mm dùng để đo kích thước rỗng thông thủy: cửa ra vào, cửa bếp,...
 
-Loại có chiều dài 429mm dùng đo kích thước đặc: bậc thang, bệ đỡ,..
 
-Loại có chiều dài 390mm dùng để đo kích thước âm trạch: giường ngủ, lăng mộ,...
 
Ứng với mỗi loại thước trên có ý nghĩa và công dụng hoàn toàn khác nhau bạn cần xem xét kĩ lưỡng công việc mà bạn cần phải giải quyết một cách chắc chắn để lựa chọn loại thước sao cho hợp lý, tránh nhầm lẫn gây hậu quả không mong muốn.
 
2. Cách sử dụng thước Lỗ Ban
 
-Loại 520mm: Đo kích thước rỗng thông thủy của các loại cửa, lỗ thoáng hay không gian thông thủy trong các nhà hàng.
 
Với L ta có chiều dài quy đổi là L=0,52m, từ đó chiều dài mỗi cung là 0,065m. 
 
Xét n=0,1,2,3,4,5,6,7,8,9, ta có ý nghĩa và cách tính mỗi cung lần lượt là:
 
+Cung Quý Nhân: giúp gia chủ có sự nghiệp phát triển, thành đạt, con cái hiếu thảo. Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065).
 
+Cung hiểm hoạ: mất của, tài chính khó khăn, hay xẩy ra bệnh tật, con cái bất hiếu. Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13).
 
+Cung thiên tai: hay ốm đau, bệnh tật, hạnh phúc gia đình không bền, có học chết chóc. Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195).
 
+Cung thiên tài: lắm tài lộc, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thăng quan, con cái được giúp đỡ. Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26).
 
+Cung phúc lộc: cuộc sống luôn sung túc, sự nghiệp phát triển, con cái giỏi giang. Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325).
 
+Cung cô độc: hao người, mất của, con cái hư hỏng. Cách tính = n x L + (0,33 đến 0,39).
 
+Cung thiên tặc: họa chi bất ngờ, hay kiện tụng, tù ngục  Cách tính = n x L + (0,395 đến 0,455).
 
+Cung tể tướng: mọi mặt đều lợi, luôn gặp may mắn, con cái giỏi giang, hiếu thuận. Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52).
 
-Loại dùng để đo kích thước đặc: tức đo phủ bì các vật thể ví dụ như các chi tiết của những công trình kiến trúc hoặc đồ vật nội thất trong nhà.
 
Gồm 8 cung lớn được sắp xếp lần lượt theo thứ tự Tài - Bệnh - Ly - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Bản. Ứng với mỗi cung lớn được chia thành 4 cung nhỏ với ý nghĩa khác nhau về các đối tượng con người và công việc.
 
Trong đó ta có 4 cung tốt mang lại tài lộc, sức khỏe, bình an thịnh vượng đến cho gia chủ là Tài - Nghĩa -Quan -Bản. Tương ứng ta cũng có 4 cung xấu khiến cho gia chủ gặp nhiều xui xẻo, hao tốn tài lộc, mang họa chết chóc gồm các cung Bệnh - Ly - Kiếp - Hại.
 
Khi đo kích thước bạn chỉ nên chọn theo các cung cung tốt. Có ha loại thước khi đo kích thước đặc gồm:
 
+Đo các chi tiết trong nhà ở ta dùng thước có chiều dài mỗi cung là 53,62mm
 
+Đo các đồ nội thất có chiều dài mỗi cung là 48,75mm
 
Cách tính kích thước cho từng cung trong các trường hợp sau:
 
+Thước đo chi tiết trong nhà ở: với L = 0,429 mét
 
Cung Tài  =  n x L + (0,010 đến 0,053)
Cung Bệnh  =  n x L + (0,055 đến 0,107)
Cung Ly  =  n x L + (0,110 đến 0,160)
Cung Nghĩa  =  n x L + (0,162 đến 0,214)
Cung Quan  =  n x L + (0,216 đến 0,268)
Cung Kiếp  =  n x L + (0,270 đến 0,321)
Cung Hại  =  n x L + (0,323 đến 0,375)
Cung Bản  =  n x L + (0,377 đến 0,429)
 
+Thước đo đồ vật trong âm trạch: với L = 0,388mét 
 
Cung Tài  =  n x L + (0,010 đến 0,048)
Cung Bệnh  =  n x L + (0,050 đến 0,097)
Cung Ly  =  n x L + (0,100 đến 0,146)
Cung Nghĩa  =  n x L + (0,150 đến 0,195)
Cung Quan  =  n x L + (0,200 đến 0,240)
Cung Kiếp  =  n x L + (0,245 đến 0,290)
Cung Hại  =  n x L + (0,295 đến 0,340)
Cung Bản  =  n x L + (0,345 đến 0,390)
 
3. Một số lưu ý khi tính bậc thang
 
Bạn sẽ làm số lượng bậc thang theo căn cứ vào giới hạn của hai tấm sàn, tính từ dưới lên trên.
 
Sẽ có một số vị trí có diện tích lớn (hay còn gọi là chiếu nghỉ) được sử dụng giống như sàn nhà, thì ta không tính nó vào số lượng bậc. Ví dụ chiếu nghỉ đó đóng vai trò sàn nhà của tầng trên chẳng hạn.
 
Cũng có một số chiếu nghỉ lớn nhưng không đóng vai trò như sàn nhà thì ta vẫn tính nó vào số lượng sàn. Ví dụ: nơi chuyển tiếp, điểm uốn của cầu thang.
 
Bạn nên tính toán số lượng bậc thang với kích thước rõ ràng từ trước để bậc thang cuối cùng giữa hai tấm sàn rơi vào các cung tốt sau: Tài - Nghĩa - Quan -  Bản.
 
Trên đây là những thông tin cần thiết khi bạn sử dụng thước Lỗ Ban vào trong thiết kế, đo đạc thực tế. Hy vọng bài viết này có thể cung câp những thông tin hữu dụng cho bạn giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết công việc của mình. Xin cảm ơn!
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc



 
------------------- ---------------------------